Tổng quan về Brandformance
"Brandformance ra đời như một phương pháp cân bằng và tối ưu lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Phương pháp này cân bằng kết hợp giữa branding (thương hiệu) và performance (hiệu suất) trong chiến lược truyền thông.
Nếu như branding được dùng để thiết lập diện mạo hấp dẫn và khác biệt của thương hiệu/sản phẩm trên thị trường nhằm thu hút, giữ chân khách hàng thì performance thiên về kích thích bán hàng và mức độ phổ biến, đồng thời giữ cho chi phí thu hút khách hàng ở mức thấp nhất có thể."
Tối ưu hóa cảm nhận và tương tác
Doanh nghiệp không chỉ đo lường hiệu suất bằng các KPI truyền thống như CTR hoặc CPA, mà còn quan tâm đến cảm nhận thương hiệu và tương tác người dùng như các chỉ số Sentiment Scores, Engagement Rates.
Đo lường thêm các thông số tương tác
Ngoài các KPI truyền thống, chiến dịch Brandformance cũng đo lường các thông số như thời gian tiếp xúc với thương hiệu, độ tương tác trực tiếp, và nhận thức thương hiệu. Các thông số này giúp đánh giá mức độ kết nối và tương tác sâu sắc hơn.
Chủ động tạo liên kết thương hiệu
Thay vì chỉ tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm, chiến dịch Brandformance đặt sự chú ý vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực để khách hàng liên kết thương hiệu với giá trị và tầm nhìn, nhằm củng cố mối liên kết giữa người dùng và thương hiệu, hoàn thành các mục tiêu về brand delivery.
Tập trung vào chất lượng thương hiệu
Trong chiến dịch Brandformance, chất lượng thương hiệu là ưu tiên hàng đầu. Đây không chỉ đơn thuần về việc thu hút lưu lượng (traffic) lớn mà còn đặt sự chú ý vào việc tạo ra ấn tượng và gắn kết với khách hàng